Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây đã tạo nhiều thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống người dân và thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mang lại, phát triển kinh tế cũng đã gây ra sức ép rất lớn lên chất lượng môi trường, nhất là ở các đô thị lớn. Các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Với số lượng và mật độ dân số tăng cao, các khu công nghiệp hình thành nhiều, việc xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp hiện đang gặp nhiều bất cập, phần lớn nguồn nước thải này thường không được xử lý mà xả vào cống, ao hồ, sông suối tự nhiên, dẫn tới ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người dân và sinh thái môi trường chung.
Đặc trưng của nước thải trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp
Nước thải sinh hoạt
Nước thải nhiễm bẩn từ các khu vệ sinh và chất thải sinh hoạt từ cặn bã nhà bếp, các chất trôi rửa. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50 %); hydrat cacbon (40 – 50 %). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD ), các chất dinh dưỡng (Nitơ, phospho) các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, coliform…).
1.2. Nước thải công nghiêp
Trong công nghiệp, nước được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong quá trình sản xuất như làm nguội sản phẩm, làm mát máy, vận chuyển nguyên vật liệu, làm dung môi, các quá trình tẩy rửa, làm sạch khí…nên nước thải công nghiệp bị nhiễm bẩn bởi nguyên liệu rơi vãi, các hóa chất tham gia sản xuất. Nước thải công nghiệp chứa chất tan, các chất vô cơ, các chất hữu cơ, dầu mỡ cũng như các chất độc hại. Đặc biệt nước thải công nghiệp từ các khu chế biến thực phẩm, đặc biệt là chế biến thuỷ hải sản phần lớn chứa các hợp chất hữu cơ từ động vật chủ yếu là chất béo và protein. Các chất như cacbonhydrat, chất béo, protein có nhiều trong nguồn nước sẽ làm giảm nồng độ oxy có trong nước. Nồng độ oxy hòa tan nếu dưới 50% sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài sống dưới nước. Giảm lượng oxy hòa tan có thể gây suy thoái tài nguyên thủy hải sản và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước từ đó làm giảm chất lượng nước cấp cho công nghiệp và sinh hoạt. Nồng độ các chất Nitơ phốt pho cao cũng gây tác động xấu đến môi trường.
Việc xử lý nước thải có nhiều phương pháp, trong đó xử lý bằng phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học được áp dụng rộng rãi hơn cả bởi tính khả thi, kinh tế và không ảnh hưởng đến môi trường chung.
Chế phẩm sinh học xử lý nước thải là gì?
Là chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật hữu hiệu (Bacillus spp.), đã qua chọn lọc nên rất an toàn và làm tăng khả năng phân huỷ các chất hữu cơ mạnh nhất. Khi các vi sinh vật này phân huỷ các chất hữu cơ không tạo nên các chất trung gian như NH3 mà phân huỷ tận cùng khí Nitơ, H2S, NO2…nên không gây mùi hôi khi phân huỷ.
Các chế phẩm này còn chứa các enzyme có hoạt lực mạnh: Protease, Amylase, Cellulase, Lipase giúp phân huỷ triệt để các hợp chất hữu cơ thường có trong nước thải (protein, tinh bột, cellulose, lipit…).
Đặc điểm Chế phẩm sinh học xử lý nước thải
Mật độ vi sinh vật có lợi cao, thường lớn hơn 108 CFU/mg;
Dễ dàng nuôi cấy và tiết kiệm chi phí xử lý;
Hoàn toàn thay thế được các kiểu nuôi vi sinh truyền thống bằng bùn hoạt tính;
Dễ dàng vận chuyển, bảo quản, thời gian sử dụng thường là 02 năm;
Có nhiều sản phẩm ứng dựng cho các loại nước thải khác nhau;
Thân thiện môi trường và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.
4. Công dụng của chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải
Các vi sinh vật có lợi thuộc chủng Bacillus sản sinh Protease giúp phân huỷ protein-thành phần chính trong nước thải đặc biệt là nước thải từ các cơ sở chế biến thuỷ hải sản; Lipase phân huỷ các hợp chất béo khó phân giải trong nước, làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước, giúp các vi sinh vật có lợi phát triển từ đó ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, và tăng hiệu quả xử lý nước. Các enzyme có khả năng thủy phân mạnh (Amylase, Cellulase) giúp phân giải các chất hữu cơ tồn dư trong nước thải (tinh bột, cellulose…), làm giảm hiện tượng phú nhưỡng hóa do sự phát triển của các nhóm tảo; Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh), do đó sẽ làm giảm mùi hôi trong trong quá trình xử lý nước thải.
Với các công dụng hữu hiệu mang lại, chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi trong:
- Xử lý nước thải theo hệ thống hiếu khí, kỵ khí hoặc hỗn hợp;
- Xử lý nước thải trong các nhà máy công nghiệp hoặc nước thải sinh hoạt;
- Xử lý mùi hôi của nước thải, nhà vệ sinh, nước cống, nước ao tù, nước bị ô nhiễm;
- Làm sạch tảo trong hồ, ao, đầm, phá;
- Có thể chuyển hoá các loại nước thải hữu cơ thành nước tưới hữu ích cho cây trồng với hàm lượng dinh dưỡng cao.
Công ty cổ phần sinh phẩm BioOne (BioOne) với sứ mệnh “Vì một nền nông nghiệp bền vững và môi trường sống tốt đẹp hơn cho người Việt Nam”, ra mắt 02 sản phẩm mới BioOne Superclear Focus và BioOne Superclear Industry là Chế phẩm sinh học phức hợp dùng cho xử lý môi trường, nước thải công nghiệp chính là sự thể hiện cho khát vọng tiên phong, luôn tìm kiếm những giải pháp khoa học công nghệ mang tính sáng tạo và thân thiện với môi trường, con người.
Bảng so sánh 02 sản phẩm mới của BioOne
Nội dung | BioOne Superclear Focus | BioOne Superclear Industry |
Chỉ tiêu chất lượng | Bacillus spp.(Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis): 108 CFU/g Protease: 160 U/g Amylase: 40 U/g Cellulase: 40 U/g Lipase: 8 U/g | Bacillus spp.(Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis): 108 CFU/g Protease: 760 U/g Amylase: 76 U/g Cellulase: 180 U/g |
Công dụng | Chế phẩm sinh học phức hợp vi khuẩn sống và enzyme có tác dụng mạnh trong việc giảm hàm lượng chất hữu cơ và chất thải rắn trong hệ thống xử lý nước thải | Chế phẩm sinh học phức hợp vi khuẩn sống và enzyme có tác dụng mạnh trong việc giảm hàm lượng chất thải rắn trong nước thải công nghiệp và xử lý môi trường tại các khu vực khó xử lý như hố phân, đầm lầy; bùn đáy sông, hồ, ao và bể xử lý nước thải |
Liều dùng | Dùng 100 – 200 gam/1.000 m3Đối với nước thải lâu ngày, nước quá dơ: sử dụng liều gấp đôi, 3 – 5 ngày/lần |
Chế phẩm sinh học BioOne cam kết mang đến sự hài lòng và an toàn sức khỏe cho vật nuôi.
Xử lý nước thải nhà máy chế biến thuỷ hải sản